MOQ (Minimum Order Quantity) là số lượng tối thiểu mà nhà cung cấp yêu cầu khi đặt hàng một sản phẩm. Đây là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, đảm bảo lợi nhuận và xây dựng mối quan hệ hợp tác hiệu quả với nhà sản xuất. Vậy MOQ là gì, vì sao nó lại ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh? Hãy cùng Hỏa Tốc Logistics tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây!
MOQ là gì và vì sao quan trọng trong kinh doanh?
MOQ là gì?
MOQ là viết tắt của từ gì? MOQ (Minimum Order Quantity) có nghĩa là số lượng đặt hàng tối thiểu, điều kiện mà bên bán đưa ra để đảm bảo một giao dịch được thực hiện. Hiểu đơn giản, MOQ giống như một điều khoản thương mại quy định rằng người mua phải đặt ít nhất một số lượng hàng nhất định để có thể giao dịch với nhà cung cấp.
MOQ là quy định về số lượng đặt hàng tối thiểu, ảnh hưởng đến giá cả và giao dịch
MOQ cũng có thể hiểu là số lượng tối thiểu mà một nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sẵn sàng bán trong một khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, một doanh nghiệp tại Việt Nam muốn nhập khẩu nón bảo hiểm từ một nhà cung cấp ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để đặt hàng, doanh nghiệp này phải đáp ứng MOQ tối thiểu 1.000 chiếc theo yêu cầu của nhà cung cấp. Ngoài ra, nếu đặt số lượng lớn hơn, giá có thể giảm tùy theo từng mức MOQ khác nhau.
Số lượng đặt hàng tối thiểu không cố định, mà thay đổi tùy vào ngành hàng, nhà cung cấp và từng chính sách giá của đơn vị bán.
Cách để định giá MOQ đặt tối thiểu
Có nhiều phương pháp để xác định số lượng đặt hàng tối thiểu (MOQ) mà doanh nghiệp có thể áp dụng.
MOQ được quyết định dựa trên các yếu tố như chi phí sản xuất và chính sách của nhà sản xuất.
Khi xác định MOQ theo chi phí sản xuất, nhà sản xuất phải tính toán toàn bộ chi phí liên quan bao gồm nguyên vật liệu, nhân công, vận hành máy móc và các khoản chi phí cố định khác. Số lượng đặt hàng tối thiểu cần đủ để bù đắp chi phí và đạt điểm hòa vốn.
MOQ giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và đạt điểm hòa vốn hiệu quả
Chẳng hạn, một xưởng may tại Trung Quốc bán mỗi chiếc áo với giá 50.000 VNĐ, nhưng tổng chi phí vận hành (máy móc, nhân công, phân phối…) lên đến 700.000 VNĐ. Để không bị lỗ, xưởng cần bán tối thiểu 14 chiếc áo để đạt điểm hòa vốn.
MOQ đóng vai trò quan trọng, giúp nhà sản xuất duy trì hoạt động hiệu quả và đảm bảo không bị thua lỗ ngay từ những đơn hàng đầu tiên.
Mức độ các loại MOQ như thế nào?
Hiện nay, MOQ (Minimum Order Quantity – số lượng đặt hàng tối thiểu) được chia thành hai chia thành hai cấp độ chính: MOQ thấp và MOQ cao. Bên cạnh đó, EOQ và FOB cũng là hai chỉ số quan trọng trong lĩnh vực cung ứng.
Nắm rõ MOQ, EOQ và FOB giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí và tối đa lợi nhuận
MOQ thấp
Các doanh nghiệp mới thường áp dụng MOQ thấp để thu hút khách hàng, ngay cả khi biên lợi nhuận không cao. MOQ thấp thường dao động từ 1 đến 50 sản phẩm, tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng nhà cung cấp.
MOQ cao
Ngược lại, MOQ cao yêu cầu số lượng đặt hàng tối thiểu từ 50 sản phẩm trở lên, thậm chí không giới hạn số lượng tối đa. Mức MOQ này thay đổi linh hoạt tùy vào từng loại hàng hóa và ngành nghề.
Một điểm đáng chú ý là MOQ cao thường chỉ áp dụng cho 20% khách hàng có tần suất mua hàng nhiều nhất. Để xác định nhóm khách hàng này, nhà cung cấp dựa vào tổng số lượng hàng hóa hoặc tổng giá trị đơn hàng mà họ đặt trong một khoảng thời gian nhất định.
EQO & FOB
- EOQ (Economic Order Quantity) – Số lượng đặt hàng tối ưu: Đây là lượng hàng đặt giúp khách hàng đạt lợi nhuận cao nhất khi kinh doanh lại sản phẩm.
- FOB (Free On Board / Freight On Board) – Điều kiện giao hàng:
- Free On Board: Nhà cung cấp chịu toàn bộ chi phí vận chuyển.
- Freight On Board: Người mua phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển.
Việc hiểu rõ các mức MOQ và chỉ số liên quan giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định nhập hàng phù hợp, tối ưu hóa chi phí và lợi nhuận.
MOQ nghĩa là gì trong hoạt động kinh doanh sản xuất và kinh doanh doanh nghiệp
MOQ (Minimum Order Quantity) không chỉ là một chỉ số, mà còn là phép thử quan trọng trong mối quan hệ giữa nhà cung cấp và đơn vị kinh doanh. Nó phản ánh mức độ hợp tác cũng như sự sẵn sàng thỏa thuận giữa hai bên.
- Đối với nhà cung cấp: MOQ được thiết lập nhằm tối ưu chi phí sản xuất, đảm bảo lợi nhuận hợp lý ngay cả khi bán với số lượng tối thiểu. Đồng thời, đây cũng là tiêu chí đánh giá sự sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp đặt hàng ở quy mô nhỏ nhất có thể.
- Đối với đơn vị kinh doanh: MOQ đóng vai trò như một thước đo giúp doanh nghiệp đánh giá khả năng hợp tác với nhà cung ứng, cân nhắc giữa nhu cầu thực tế và yêu cầu tối thiểu của đối tác.
Khi cả hai bên đạt được sự đồng thuận về MOQ, các hợp đồng thương mại có thể được thiết lập, tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác bền vững.
Các yếu tố ảnh hưởng đến MOQ
Khi xác định MOQ (Minimum Order Quantity), nhà cung cấp thường cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra mức phù hợp nhất. Dưới đây là 4 yếu tố chính tác động trực tiếp đến MOQ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến MOQ giúp doanh nghiệp đàm phán hiệu quả và tối ưu lợi nhuận
- Phân loại sản phẩm: Giá trị sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến MOQ. Những mặt hàng có giá thấp như đồ gia dụng, quần áo, dụng cụ học tập… thường có MOQ cao để bù đắp chi phí sản xuất. Ngược lại, các sản phẩm có giá trị cao như trang sức, nội thất… thường có MOQ thấp hơn.
- Chi phí khuôn/mẫu: Đối với những sản phẩm yêu cầu thiết kế riêng biệt hoặc cần nhiều khuôn mẫu, nhà cung cấp phải đầu tư chi phí đáng kể để sản xuất. Vì vậy, MOQ thường được đặt ở mức cao hơn nhằm đảm bảo lợi nhuận và bù đắp chi phí ban đầu.
- Sản xuất theo đơn đặt hàng: Các sản phẩm đặt riêng theo yêu cầu thường đòi hỏi nguyên vật liệu đặc biệt hoặc quy trình sản xuất phức tạp. Điều này khiến nhà cung cấp cần tăng MOQ để tối ưu chi phí và đảm bảo lợi nhuận.
- Quy mô nhà cung cấp: Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, chi phí vận hành càng cao, dẫn đến MOQ cũng thường cao hơn. Ngược lại, các nhà cung cấp nhỏ lẻ có thể linh hoạt với MOQ thấp hơn để thu hút khách hàng.
Hiểu rõ những yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp đàm phán MOQ hợp lý, tối ưu lợi ích cho cả hai bên.
MOQ không chỉ là một con số, mà còn là yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận, chiến lược nhập hàng và khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Hiểu rõ MOQ là gì sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh, tối ưu chi phí và xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững.